tieuvinhngoc

Những biểu hiện để biết con, em nghiện ma túy

30/06/2020 Admin 0 Bình luận

Vài năm gần đây, ma túy học đường đã trở thành vấn nạn. Ông Tiêu Vĩnh Ngọc – Giám đốc Hệ thống cơ sở Cai nghiện tự nguyện và nhân đạo Tiêu Vĩnh Ngọc (ấp Thuận Hòa, xã Sông Thao, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), người có nhiều năm nghiên cứu, tham gia công tác phòng, chống ma túy đã chia sẻ với Báo Giao thông một số kinh nghiệm phòng, chống, đẩy lùi tệ nạn này.

Ông Tiêu Vĩnh Ngọc tại một cơ sở cai nghiện tự nguyện do ông thành lập

Vì sao ma túy học đường lại gia tăng trong những năm gần đây, thưa ông?

Nguyên nhân gia tăng vấn nạn này là do ở độ tuổi vị thành niên, các em có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, dễ bị tác động và kích động bởi môi trường bên ngoài, nhu cầu chứng tỏ bản thân cao, chưa ý thức được hậu quả từ hành vi, việc làm sai trái của mình, trong khi đó gia đình, nhà trường, các đoàn thể xã hội… lại thiếu sự quan tâm, sát sao với con trẻ. Nếu người lớn quan tâm hơn nữa tới các em, giúp các em hiểu rõ ma túy là gì, tác hại của ma túy sẽ hủy hoại tương lai của các em, kéo theo những hệ lụy về sức khỏe, kinh tế gia đình, xã hội như thế nào… thì các em sẽ có nhận thức, ý thức tránh xa ma túy.
 
Những biểu hiện để nhận biết con em nghiện ma túy là gì và gia đình cần làm gì khi con em mình mắc nghiện, thưa ông?
 
Thông thường, phải đến lúc các em nghiện một thời gian thì cha mẹ, gia đình mới phát hiện ra. Nhưng nếu cha mẹ, người thân quan tâm, sát sao tới các em sẽ phát hiện được sớm biểu hiện nghiện của con, em như: Hay xin tiền bố mẹ, hay ngủ gà ngủ gật, hay bỏ tiết học, lực học giảm sút, hay ra khỏi nhà vào một giờ cố định (nhất là buổi tối), hay trầm cảm, ngại tiếp xúc, tâm trạng thất thường, thích uống nước lạnh, ăn đồ ngọt nhiều…
Khi phát hiện con, em nghiện, cha mẹ phải cứng rắn, không nhu nhược. Thương con chỉ nên để trong lòng, tuyệt đối không cho con tiền để mua thuốc. Bởi có những ông bố, bà mẹ thương con, không muốn con chịu vật vã đau khổ, ái ngại nếu người khác biết con mình nghiện hút và đi ăn cắp, ăn trộm, nên lại lén cho con tiền mua thuốc và như vậy, họ đã tiếp tay cho con, em lún sâu vào con đường nghiện ngập. Đồng thời, gia đình cần bình tĩnh, đối xử với con cái một cách tâm lý nhất, luôn khuyến khích, động viên con, không nên mắng chửi, miệt thị, xa lánh chúng, tuyệt đối cứng rắn để tìm ra hướng đi tốt nhất giúp con mình rời bỏ ma túy.
 
Ông có giải pháp nào giúp các bạn trẻ ngăn ngừa nạn ma túy học đường?
 
Tôi nghĩ, phòng, chống ma túy là quan trọng nhất, chứ để nghiện rồi mới cai là việc đã rồi.
Điều tôi luôn trăn trở những năm qua, khi tôi giúp một người cai được ma túy thì trong xã hội lại có khoảng 10 người khác mắc nghiện. Con số người mắc nghiện đang tăng lên không ngừng, nhất là trong giới học sinh, sinh viên. Mới đây, tôi đã làm một đĩa CD dài khoảng 45 phút, ghi lại buổi nói chuyện thực tế của tôi với các em học sinh tại các trường học về ma túy. Đĩa CD đó ghi những hình ảnh thực tế nhất, chân thực nhất, những tâm sự của những người đã từng vướng vào ma túy để cảnh tỉnh giới trẻ.
 
“Ma túy học đường hiện là vấn đề đáng báo động về tình trạng suy thoái trong lối sống, đạo đức ở một bộ phận giới trẻ, làm dấy lên nỗi lo lắng với các bậc phụ huynh có con, em trong độ tuổi đến trường và nó đang thực sự trở thành vấn nạn nhức nhối được cả xã hội quan tâm. Ma túy đã len lỏi khắp mọi nơi, không chỉ học sinh, sinh viên thành phố mới mắc nghiện, mà tại các vùng nông thôn, cũng có rất nhiều trường hợp biết đến ma túy khi mới 11, 12 tuổi…”.
 

Đĩa CD mang thông điệp: Các bạn trẻ nên xem xét kỹ xung quanh, nhất là những người nghiện ma túy để thấy được tác hại, những hệ lụy của ma túy đối với bản thân, với gia đình và xã hội, từ đó tự nhắc nhở bản thân đừng bao giờ đụng vào ma túy, dù chỉ một lần. Tôi muốn nhân rộng mô hình nói chuyện thực tế với các em về ma túy tới tất cả các cấp trường học trên toàn quốc và tôi đã làm tờ trình, công văn gửi tới Bộ GD&ĐT, mong được phối hợp cùng Bộ đưa chương trình đó vào tiết học ngoại khóa tại các trường học, bởi nó thật sự thiết thực để góp phần tạo ra môi trường học tập lành mạnh không ma túy.

Được biết, hệ thống cơ sở Tiêu Vĩnh Ngọc do ông thành lập đã cai nghiện thành công cho rất nhiều người nhưng phương thuốc cai nghiện ở đây vẫn chưa được Nhà nước công nhận. Điều này có bao giờ làm ông nản lòng?
 
Hệ thống cơ sở Cai nghiện tự nguyện và nhân đạo Tiêu Vĩnh Ngọc (website: tieuvinhngoc.com) hiện có hơn 20 cơ sở tại các tỉnh, thành trên cả nước, đã cai nghiện thành công cho hơn 40.000 người, tỷ lệ tái nghiện khoảng 30%, song phương thuốc cai nghiện của Tiêu Vĩnh Ngọc vẫn chưa được Nhà nước công nhận. Điều này làm tôi buồn nhiều, nhưng chưa bao giờ tôi nản lòng trong công tác phòng, chống ma túy, bởi những việc tôi làm xuất phát từ tấm lòng, giúp những người đã sa cơ lỡ bước vào ma túy dứt ra được và có cơ hội làm lại cuộc đời. Những việc Tiêu Vĩnh Ngọc đã làm, giúp 40.000 người cai nghiện thành công cũng như thân nhân, bạn bè của họ ghi nhận, chứng minh rồi.
Tôi chỉ lo mình cũng đã có tuổi, không đủ sức khỏe để làm mãi thế này được. Tôi mong thuốc của tôi được Nhà nước công nhận, được áp dụng rộng rãi trong hệ thống các trung tâm cai nghiện trên toàn quốc. Tôi mong có sự động viên, khuyến khích, hỗ trợ của các bộ, ban, ngành, Nhà nước để cùng chung tay trong công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy, để có thể giúp ích cho nhiều người hơn nữa.
 
Cảm ơn ông!
Minh Hiên (Giaothongvantai.com.vn Thực hiện)
Miền Nam: 0902103608 Miền Bắc: 0946421182
popup

Số lượng:

Tổng tiền: