Cũng như tất cả các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện và nhân đạo mang tên Tiêu Vĩnh Ngọc trên cả nước, cơ sở cai nghiện tại Thuận Thành, Bắc Ninh do anh Nguyễn Duy Bảo làm chủ cũng phải thực hiện đúng và đủ các qui trình cai nghiện nghiêm ngặt chung. Vậy nhưng ở đây có một “phác đồ “ đặc biệt , nó được phát hiện và đúc kết thành kinh nghiệm trong quá trình cai nghiện cho bệnh nhân đó là “nhìn nghiện cai để cai nghiện”. Và trên thực tế phương pháp này đã đem lại nhiều hiệu quả bất ngờ.
Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện và nhân đạo Tiêu Vĩnh Ngọc – Thuận Thành – Bắc Ninh
Lân la hỏi chuyện anh Nguyễn Duy Bảo: anh tìm ra “phác đồ” này như thế nào ? anh Bảo cười tâm sự: phác đồ , phác điếc gì đâu, mình là người đã trải qua quá nhiều biến cố, trông gai trong thời gian gần 20 năm nghiện và cai nghiện, giờ tư tưởng , suy nghĩ của anh em như thế nào mình hiểu cả và động viên anh em cố gắng từ bỏ ma túy thôi.
Anh Nguyễn Duy Bảo kể: Ngay từ thời gian đầu khi mới mở cơ sở, nhiều anh em sau khi cai nghiện xong ở đây trở về gia đình, chỉ vài ngày sau nhiều người quay lại đây chơi với cơ sở, có người ở xa họ ở lại chơi tới vaì ngày, thậm trí cả tuần . Trong thời gian ở lại ngoài những lúc ngồi với anh chị họ còn ăn, ngủ, giúp đỡ và tâm sự, chuyện trò với những bệnh nhân đang cai nghiện tại cơ sở. Lúc đầu gia đình cũng sợ làm ảnh hưởng tới bệnh nhân nên cũng để ý cảnh giác nhưng sau vài lần qua tâm sự, hành vi và biểu hiện của họ anh mới yên tâm vì anh hiểu : sau mười ngày điều trị tại cơ sở những người nghiện , nhất là những người nghiện quá lâu năm thì các chức năng thể chất và tinh thần chưa phục hồi hoàn toàn , chính vì vậy mà tâm lí họ chưa thể cân bằng, nhiều lúc vẫn còn giao động, nhất là những ngưòi mà hoàn cảnh gia đình có nhiều lục đục dễ gây ức chế. Họ biết anh là người đã trải qua bao biến cố , thăng trầm của thời nghiện ngập, giờ anh đã bỏ được lại còn mở cơ sở để cai nghiện cho những người đồng cảnh ngộ nên họ đến với anh để được anh tư vấn, bảo ban, truyền đạt những kinh nghiệm, bài học để cân bằng cuộc sống, điều này hết sức quan trọng bởi người nghiện thường có tâm trạng tự ti, mặc cảm dẫn đến bất mãn, mà đã bất mãn rồi thì chỉ có ma tuý mới là thú vui duy nhất của họ.
Điều đặc biệt là trong chính thời gian chăm sóc, nói chuyện với những bệnh nhân ở đây, họ một lần nữa được nhìn lại mình, thấy được sức công phá khủng khiếp đến tàn bạo của “cái chết trắng” đối với con người mình như thế nào thông qua tình cảnh cuả những bệnh nhân đang cắt cơn. Và từ đó họ lại càng có quyết tâm đoạn tuyệt với ma túy. Còn đối với bệnh nhân đang cắt cơn cũng có những tác động tích cực, tận mắt họ nhìn thấy được bằng chứng sống về những con người chỉ một chén thuốc và mười ngày điều trị mà có thể có được quyết tâm từ bỏ ma túy như vây. Điều này có tác dụng hơn nhiều những lời giảng dạy, khuyên bảo hay ép buộc của gia đình, người thân.
Gặp anh Lê Đình Th. (thị trấn Gia Bình. Bắc Ninh), anh tâm sự: 40 tuổi với hơn nửa thời gian đó nghiện ngập, từ nghiện ngập dẫn đến tù tội, tài sản kiệt kệ, đến vợ con cũng chán chường mà dắt díu nhau về quê . Tính lần cai nghiện của mình chắc cũng không kém số năm mình nghiện, rất may mấy tháng trước gia đình cho mình vào đây, sau mười ngày trở về, không thấy vật vã hay thèm thuồng những nhìn cản đìu hiu, tan hoang, ảm đạm của những gì trước mặt , chán quá. Trong thời gian cai nghiện ở cơ sở mình quí tình cảm mà anh chị chủ đối xử với mình và mọi người , thế là về buổi sáng, buổi chiều mình lại quay lại, mà thật lạ khi bước chân vào đây, cái cảm giác chán chường, bất mãn muốn chơi ma túy tự nhiên mất hẳn. Lại được anh chị khuyên bảo, động viên cộng với những gì mình chứng kiến anh em mới vào đang phải đối mặt từng giờ từng phút với việc cắt cơn, mình sợ, mình lại thấy cần phải quyết tâm hơn. Từ đó cứ lúc nào rảnh rỗi mình lại đến chơi, giúp đỡ anh chị, bệnh nhân. Mình bỏ ma túy cũng được gần 1 năm nay rồi. Giờ mình coi anh chị như anh chị ruột, như ân nhân của mình.
Anh Nguyễn Văn H, (Long Biên. Hà Nội) cũng góp chuyện: đúng đấy, hồi mới cai ở đây về mình cũng thường xuyên qua nhà anh chị, mỗi lần đến đây khi trở về mình có cảm giác gột rửa bớt đi những suy nghĩ tiêu cực, những ham muốn tội lỗi và dần dần mình thấy tâm hồn thanhh thản, củng cố quyết tâm đoạn tuyệt hoàn toàn với thứ chết người kia. Do công việc nên vào ngày cuối tháng mình với mấy anh em cùng cai đều tập trung ở đây để uống rượu và tâm sự.
Một bệnh nhân tên P, (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cười nói vui: Nhà anh Bảo ngày nào cũng có khách, ngày nào cũng có cỗ vui lắm anh ạ.Tôi cũng vui vẻ đùa: chắc vậy thì tốn kém lắm! Chị Phạm thị Tuyết, vợ anh Bảo cười: cứ bảo người nghiện thì sợ rượu nhưng ở nhà chị đây tháng nào ít nhất cũng hết 50-60l rượu thậm trí có tháng cao điểm lên tới 80l nói vậy thôi chứ rượu càng hết nhiều càng vui vì các chú ấy có quí mình, có quyết tâm cai nghiện thì mới đến với mình, anh Bảo nhà chị hôm nào mà không có khách là cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó. Trước chơi bời , điều tiếng nhiều, tình cảm mất mát nhiều, giờ có được tình cảm chân tình như thế này hỏi tiền nào mua được?!!!! Chị nói thêm: mà mấy chú đó tình cảm lắm nha, hôm nào đến chơi cũng quà bánh cho các cháu và cả bệnh nhân nữa, nghĩ các chú vừa cai xong hoàn cảnh khó khăn anh chị cấm mang quà, nhiều chủ không nghe anh chị phải dùng biện pháp mạnh là không cho vào nhà nếu mang quà bánh, lúc đó các chú ý mới nghe đấy!
Qua theo dõi anh Nguyễn Duy Bảo cho biết có tới hơn 90% số người thường xuyên đến cơ sở sau khi cai nghiện như thế này bỏ được ma tuý hoàn toàn. Những người sau một năm thì 100% đã bỏ được ma tuý. Đây quả là một con số ấn tương.
Anh Bảo còn nói thêm, anh vẫn phải khuyên bệnh nhân: các chú đã cai nghiện ở đây rồi khỏ khăn, khổ sở , vất vả thế nào thì cũng hiểu cả rồi mà còn cố tình chơi lại thì tương lai của các chú lại phải như thế này ( những người đang cai) không thể khác được. Anh nói người nghiện thì “lí do to hơn lí trấu”, hay đổi tại hoàn cảnh, đổi tại khách quan nhưng đến với anh các chú phải nhớ một điều” các chú không muốn chơi thì chẳng ai bắt được các chú chơi đâu”.
“Lấy độc trị độc” ?!!! Một phương pháp rất cần được khuyến khích.
Đ.Đ. Tiến
Long Biên-Hà Nội