Có đến 60-80% người cai nghiện đoạn tuyệt hoàn toàn với ma túy là một con số biết nói, khẳng định phương thuốc và phương pháp cai nghiện hiệu quả của anh Tiêu Vĩnh Ngọc (TVN). Tuy nhiên các cơ sở cai nghiện tự nguyện và nhân đạo của TVN lại có những phương pháp cai nghiện cắt cơn, phục hồi sức khỏe, tâm lí và tư vấn sau phục hồi “chẳng giống ai”, thậm chí nó con đi ngược với phác đồ của nhiều trung tâm, cơ sở khác. Nếu chưa hiểu, chưa biết nhiều người sẽ cho rằng nó có vẻ “nguy hiểm”. Là người trong cuộc tôi khẳng định để có được về hiệu quả trong công tác cai nghiện thành công như vậy, một trong những phương pháp cực kỳ đột phá của anh TVN là : “ Nơi nguy hiểm nhất chính là nơi an toàn”.
Thông thường, một nguyên tắc bất di bất dịch tại các trung tâm cai nghiện thì người nghiện phải được “cán bộ có chuyên môn” điều trị, chăm sóc ,phải cách li hoàn toàn với người nghiện và môi trường xung quanh, phải được trông giữ, giám sát 24/24 … Còn tại các cơ sở của Tiêu Vĩnh Ngọc thì hoàn toàn ngược lại: hầu hết những “ cán bộ chuyên môn” của anh là những người không có bằng cấp chuyên môn, cũng chẳng phải y, bác sĩ mà họ phần lớn là những người đã từng nghiện ma túy, nhiều người đã lên tới hàng “ cụ nghiện”, “chúa nghiện” (những người có thâm niên nghiện lâu năm), thế nhưng những ai đã từng đến cai nghiện ở đây, người nhà đều cực kỳ yên tâm, cảm động với sự nhiệt tâm, nhiệt tình của họ với công việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Tại đây không có chuyện ép buộc hay giám sát bệnh nhân như “kẻ có tội”, không có tường cao, giây thép, cũng chẳng có bảo vệ ngày đêm, người nghiện tự do thoải mái đi lại trong trong khuôn viên cơ sở, thích nghỉ ngơi bất cứ lúc nào khi cảm thấy mệt mỏi.
Rượu, bia là đồ tối kị của các cơ sở trung tâm trong quá trình cai nghiện, thậm trí sau nhiều tháng, nhiều năm người nghiện vẫn được tư vấn là không nên sử dụng vì nó sẽ tạo cảm giác “dực thuốc”, thèm chơi ma túy trở lại. Đối với người cai khi ngửi thấy mùi men là đã sợ đến khiếp vía, kinh hoàng, rất nhiều người nghiện cai xong một thời gian dài nhưng do sử dụng rượu bia đã tái nghiện. Vậy nhưng, với cơ sở của TVN, người nghiện sau khi uống thuốc, nếu là người có cơ địa và sức khẻo trung bình chỉ sau vài ba ngày nếu muốn uống rượu có thể nhâm nhi ở múc độ phù hợp với cơ thể. Và tất cả những người cai nghiện ở đây đều khẳng định không bị “dực thuốc”, bị cù xương, thèm “chơi” như các loại thuốc cai nghiện đã từng sử dụng, chủ yếu là các loại thuốc tây vẫn đang được sử dụng để cai nghiện phổ biến hiện nay ( mà người nghiện vẫn gọi là thuốc “đơ”, thuốc “lú” ). Hơn thế nữa, tại các cơ sở này còn động viên người nhà trước khi cho con em đi cai nên cho họ “chơi” lần cuối, nghe có vẻ vô lí và nguy hiểm nhưng điều này thực sự hợp lí, cần thiết và có tác động rất lớn tới quyết tâm của những người nghiện đi cai (tôi khẳng định 100% người nghiện đều công nhận điều trên là đúng). Cách li hoàn toàn với môi trường có ma túy, quan hệ xã hội, giao lưu nhậu nhẹt…. sau khi trỏ về với cộng đồng là nguyên tắc tư vấn cũng như quan niệm chung của hầu hết những cơ sở và gia đình người nghiện, nó đồng nghĩa với việc người cai nghiện trở thành “tù giam lỏng” trong 4 bức tường gia đình. Và dĩ nhiên điều này sẽ tạo tâm lý ức chế, tâm lí bị giám sát, thiếu tin tưởng ở người đang trong giai đoạn phục hồi.
Tại các cơ sở của TVN, dưới sự tư vấn hay nói đúng hơn là tâm tình, chia sẻ kinh nghiệm của những người quản lí, những “thầy thuốc” không chứng chỉ thì người cai nghiện phải có ý thức tạo lập bản lĩnh để chiến đấu với ma túy hay nói một cách chính xác là chiến đấu với chính bản thân mình, với những thói quen lệ thuộc. Ở đây người bệnh được học cách cân bằng bản thân, đối diện thực tế, bởi chúng ta không thể thay đổi được môi trường sống có ma túy, Chúng ta không thể xóa bỏ hay triệt tiêu những người nghiện xung quanh, các mối quan hệ khách quan khác ngoài xã hội, vậy thì chính bản thân chúng ta phải tự cân bằng, làm chủ và điều chỉnh tư duy và hành động bản thân.
Khi chúng ta cân bằng được bản thân, kìm chế được thói quen, thuộc tính xấu thì các yếu tố khách quan tác động nói trên sẽ tự nó phải cân bằng với chúng ta. Và trên thực tế rất nhiều người sau khi cai nghiện một thời gian theo qui định tại các cơ sở TVN, khi trở về với gia đình, đã áp dụng phương pháp này và thành công hơn mong đợi. Thậm chí có nhiều người con tự mình chủ động chứng kiến người khác sử dụng xem cơ thể phản ứng ra sao, mình có bị vật vã, có lên cơn thèm, thúc ma túy hay không, qua những lần như vậy họ có thể tự tin và yên tâm với chính bản thân mình. Câu nói “cái gì không khuất phục được ta thì sẽ làm cho ta mạnh lên” quả không sai trong hòan cảnh này. Và tôi cũng hết sức tâm đắc một câu nói của anh TVN “Vấp ngã ở đâu phải đứng lên ở đó”.
Sau nhiều năm mắc nghiện , giờ đây khi đã yên tâm đoạn tuyệt được hoàn toàn với ma túy nhiều khi ngẫm lại tôi thấy được một chân lí hết sức đơn giản đó là “Đường đời xa xôi, mù mịt nhưng lối đi lại ngay dưới chân mình”, “ không ngăn được lũ thì học cách sống chung với lũ”. Tất nhiên để có được những bài học kinh nghiệm đó tối phải cảm ơn bài thuốc cai nghiện có một không hai của anh TVN và “phác đồ “ cai nghiện “ Nơi nguy hiểm nhất chính là nơi an toàn” mà anh đã xây dựng lên bằng những bài học xương máu và kinh nghiệm của chính cuộc đời mình.
Đ.Đ.Tiến
Long Biên – Hà Nội